Chỉ còn 10 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Thìn - 2012, tuy gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế suy giảm nhưng phần đông các doanh nghiệp, đơn vị đều có kế hoạch, tìm nguồn để trả lương, thưởng cho người lao động. Mức thưởng cao hay thấp, tùy thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Theo các chuyên gia về tiền lương, dự báo mặt bằng tiền thưởng tết năm nay sẽ giảm hơn năm ngoái. Vậy tiền thưởng tết và tháng lương thứ 13 được áp dụng như thế nào?
Mức thưởng sẽ thấp hơn
Theo khảo sát của Báo SGGP, đến thời điểm này nhiều đơn vị đã có kế hoạch trả lương, trả thưởng cho người lao động và mức bình quân chung được dự kiến là 1-2 tháng lương, trong đó mức 1 tháng lương được công bố nhiều nhất. Trừ một số ít doanh nghiệp tuyên bố mức thưởng bằng năm ngoái, còn lại đều than rằng năm 2011 làm ăn khó khăn, lãi suất cao, lợi nhuận giảm nên mức thưởng cũng giảm so với năm ngoái, thậm chí có doanh nghiệp phải gồng mình tìm nguồn trả đủ lương cuối năm cho người lao động nên chỉ có thể tặng quà tết bằng hiện vật với một ít tiền mặt tượng trưng.
Riêng các ngành giày da, may mặc, chế biến thủy sản… vốn có mức thưởng thấp nhất thì đến giờ này cũng tuyên bố sẽ thưởng ít nhất 1 tháng lương và nơi cao là 2 tháng lương trở lên. Nhiều công ty địa ốc, xây dựng đang lâm vào tình cảnh đình trệ, nợ nần vì thiếu vốn cho rằng họ cố gắng tìm nguồn để có chút tiền thưởng cho người lao động, cùng họ vượt qua khó khăn chung.
Con số năm 2011, trên địa bàn TPHCM có 18.000 doanh nghiệp bị phá sản, “xù” lương của công nhân, nên người lao động ở những nơi này không có niềm vui đón tết. Ngay cả những ngành kèo trên như ngân hàng, bảo hiểm, dược… cũng than thở lợi nhuận giảm nên mức thưởng thấp hơn năm ngoái. Đến thời điểm này, chưa có báo cáo thống kê chính thức của các địa phương nên chưa thể có mức bình quân về tiền thưởng để so sánh với năm ngoái nhưng theo ngành LĐTB-XH, mức thưởng năm nay “gắng gượng” bằng năm ngoái đã tốt lắm rồi.
Mức thưởng sẽ thấp hơn
Theo khảo sát của Báo SGGP, đến thời điểm này nhiều đơn vị đã có kế hoạch trả lương, trả thưởng cho người lao động và mức bình quân chung được dự kiến là 1-2 tháng lương, trong đó mức 1 tháng lương được công bố nhiều nhất. Trừ một số ít doanh nghiệp tuyên bố mức thưởng bằng năm ngoái, còn lại đều than rằng năm 2011 làm ăn khó khăn, lãi suất cao, lợi nhuận giảm nên mức thưởng cũng giảm so với năm ngoái, thậm chí có doanh nghiệp phải gồng mình tìm nguồn trả đủ lương cuối năm cho người lao động nên chỉ có thể tặng quà tết bằng hiện vật với một ít tiền mặt tượng trưng.
Riêng các ngành giày da, may mặc, chế biến thủy sản… vốn có mức thưởng thấp nhất thì đến giờ này cũng tuyên bố sẽ thưởng ít nhất 1 tháng lương và nơi cao là 2 tháng lương trở lên. Nhiều công ty địa ốc, xây dựng đang lâm vào tình cảnh đình trệ, nợ nần vì thiếu vốn cho rằng họ cố gắng tìm nguồn để có chút tiền thưởng cho người lao động, cùng họ vượt qua khó khăn chung.
Con số năm 2011, trên địa bàn TPHCM có 18.000 doanh nghiệp bị phá sản, “xù” lương của công nhân, nên người lao động ở những nơi này không có niềm vui đón tết. Ngay cả những ngành kèo trên như ngân hàng, bảo hiểm, dược… cũng than thở lợi nhuận giảm nên mức thưởng thấp hơn năm ngoái. Đến thời điểm này, chưa có báo cáo thống kê chính thức của các địa phương nên chưa thể có mức bình quân về tiền thưởng để so sánh với năm ngoái nhưng theo ngành LĐTB-XH, mức thưởng năm nay “gắng gượng” bằng năm ngoái đã tốt lắm rồi.
Thưởng tết 2012
Tâm lý chung, sau một năm làm việc cực nhọc, người lao động nào cũng mong ngóng khoản tiền thưởng cuối năm để đón tết cổ truyền, mừng xuân mới. Chính vì thế, việc chủ động tìm nguồn tài chính, chia sẻ khó khăn với người lao động để họ có khoản tiền thưởng cuối năm sẽ góp phần động viên họ gắn bó, đồng hành với công ty vượt qua cơn bĩ cực. Bài học nhãn tiền về việc trả lương, thưởng thấp, chăm lo cho người lao động không thỏa đáng sẽ dẫn đến hậu quả mất nhân sự, biến động về lao động sau Tết Nguyên đán, nhất là các ngành thâm dụng lao động ở TP.
Không có quy định tháng lương 13
Nhiều người lao động đang làm việc ở những đơn vị, doanh nghiệp gặp khó khăn về sản xuất kinh doanh, thậm chí lỗ phản ánh rằng họ sẽ không được nhận tiền thưởng tết và tháng lương thứ 13. Điều này đúng hay sai? Trả lời vấn đề này, bà Nguyễn Thị Dân, Trưởng phòng Lao động - Tiền lương - Tiền công, giải thích:
Không có quy định tháng lương 13
Nhiều người lao động đang làm việc ở những đơn vị, doanh nghiệp gặp khó khăn về sản xuất kinh doanh, thậm chí lỗ phản ánh rằng họ sẽ không được nhận tiền thưởng tết và tháng lương thứ 13. Điều này đúng hay sai? Trả lời vấn đề này, bà Nguyễn Thị Dân, Trưởng phòng Lao động - Tiền lương - Tiền công, giải thích:
“Quy định hiện hành của pháp luật lao động không có khái niệm tiền lương thứ 13. Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, mức độ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động sẽ tính toán lợi nhuận để thưởng cho họ. Mức thưởng cao hay thấp tùy thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, đơn vị và mức thưởng không nhất thiết phải đúng bằng tiền lương bình quân 12 tháng lương của người lao động”.
Một số lao động cho rằng việc kiểm tra lợi nhuận hoặc đấu tranh với các ông chủ trả thưởng bèo bọt hoặc “né tránh” nghĩa vụ chăm lo cho người làm công không dễ. Chị Nguyễn Thị Hồng Anh, làm việc ở một công ty chuyên về kinh doanh nội thất, phản ánh: Ban giám đốc mập mờ nói về chuyện thưởng và không công khai kết quả tài chính, lời lỗ, làm sao người lao động biết để đòi hỏi quyền lợi được chia lợi nhuận?
Theo bà Dân, vai trò của tổ chức công đoàn rất quan trọng và có quyền kiểm tra, giám sát việc trả lương, trả thưởng. Trong trường hợp nêu trên, người lao động có quyền yêu cầu tổ chức công đoàn đề nghị người sử dụng lao động báo cáo công khai theo quy chế dân chủ về kết quả sản xuất kinh doanh, tài chính hoặc kết quả kiểm toán nếu có để hiểu rõ về lợi nhuận của đơn vị. Đến nay đã có nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM báo cáo kết quả trả lương, thưởng tết năm 2011 cho người lao động.
Tuy nhiên, nếu chủ sử dụng lao động nào đối phó với cơ quan chức năng theo kiểu “báo cáo một đằng, trả lương, thưởng một nẻo” thì người lao động thông tin ngay về đường dây nóng của Phòng Lao động Tiền lương - Tiền công (Sở LĐTB-XH TPHCM) theo số (08)38295900 – 38202634, sở sẽ tiến hành khảo sát, thanh tra, kiểm tra ngay.
Một số lao động cho rằng việc kiểm tra lợi nhuận hoặc đấu tranh với các ông chủ trả thưởng bèo bọt hoặc “né tránh” nghĩa vụ chăm lo cho người làm công không dễ. Chị Nguyễn Thị Hồng Anh, làm việc ở một công ty chuyên về kinh doanh nội thất, phản ánh: Ban giám đốc mập mờ nói về chuyện thưởng và không công khai kết quả tài chính, lời lỗ, làm sao người lao động biết để đòi hỏi quyền lợi được chia lợi nhuận?
Theo bà Dân, vai trò của tổ chức công đoàn rất quan trọng và có quyền kiểm tra, giám sát việc trả lương, trả thưởng. Trong trường hợp nêu trên, người lao động có quyền yêu cầu tổ chức công đoàn đề nghị người sử dụng lao động báo cáo công khai theo quy chế dân chủ về kết quả sản xuất kinh doanh, tài chính hoặc kết quả kiểm toán nếu có để hiểu rõ về lợi nhuận của đơn vị. Đến nay đã có nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM báo cáo kết quả trả lương, thưởng tết năm 2011 cho người lao động.
Tuy nhiên, nếu chủ sử dụng lao động nào đối phó với cơ quan chức năng theo kiểu “báo cáo một đằng, trả lương, thưởng một nẻo” thì người lao động thông tin ngay về đường dây nóng của Phòng Lao động Tiền lương - Tiền công (Sở LĐTB-XH TPHCM) theo số (08)38295900 – 38202634, sở sẽ tiến hành khảo sát, thanh tra, kiểm tra ngay.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét